Những thuật ngữ thường được sử dụng trong trận đá gà

Dĩ nhiên không trừ vào trường hợp lẻ tẻ “con gà tức nhau tiếng gáy, người ta tức nhau vì lời nói” nên mới thách đố nhau treo giải vài ba đồng bạc, hay một vài sào ruộng để lấy tiếng mà chơi.

Những thuật ngữ thường được sử dụng trong . là một môn được khá nhiều người yêu thích, xuất phát từ truyền thống và hiển nhiên cũng có những thuật ngữ chuyên dụng trọng cuộc chơi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhé.

Cũng như trong đánh võ, đá gà cũng chia ra thành từng hiệp, mỗi hiệp như vậy tiếng trong nghề gọi là Một nhang hay một nước. Một nhang hay một nước có một khoảng thời gian nhất định trung bình độ mười phút. Cứ sau một nhanh hay một nước thì hai bên có quyền bắt gà ra để lo săn sóc cho gà hầu tiếp tục đá tiếp.

?

Chủ trường gà đặt dưới gầm bồ đá gà một cái bàn nhỏ, hay chiếc ghế đẩu, trên đó đặt một cái lọ cắm nhang theo chiều nghiêng. Người ta cột vào giữa cây nhang một sợi dây nhỏ như sợi chỉ, đầu kia sợ chỉ treo tòn ten một đồng xu. Phía dưới đồng xu lại đặt chiếc dĩa nhỏ.

Khi hiệp gà sắp bắt đầu, người ta bật quẹt đốt cây nhang. Nhang vừa cháy thì hô lớn “thả”, hai gà lúc này lâm trận. Lúc cây nhang đó cháy đến chỗ buộc sợi chỉ thì đồng xu rơi xuống dĩa tạo thành tiếng “keng“, tạm ngưng trận đấu. Như vậy gọi là một nhang, và tính là nhang đầu. Hai gà được chủ bắt ra săn sóc như vỗ hen, trị vết thương.

Người phụ trách lo vụ nhang tiếp tục lấy một cây nhang khác, cũng treo đồng xu như vậy, chờ đến lúc vào hiệp hai lại đốt nhang, rồi lại hô thả, để hai gà được tiếp tục đá nhau. Lần này lại tính là hai nhang.

Thế nào gọi là một nước?

Cách tính một nước cũng là cách đo độ dài thời gian của một hiệp. Có hai cách tính giờ bằng nước:

1. Lấy cái lon đục một lỗ nhỏ ở đáy rồi để lon trong một thau nước, dần dần nước ở thau xuyên qua lỗ thủng ở đáy mà đầy lon. Khi lon chìm nghỉm xuống là xong một nước. Dĩ nhiên người ta nghiên cứu trước, biết thời gian để đầy lon nước là bao nhiêu rồi. Tất nhiên phải tương đương 1 nhang ở trên.

Khi nước một dứt, hai gà lại được bắt ra ngoài để chăm sóc. Gà nào bị tét da, thủng diều thì lo may lại, gà nào xệ mỏ thì lo sửa lại ngay ngắn; gà nào bị thương thì thường ta nút máu vết thương, hà hơi tiếp sức cho gà ấm lại, hoặc cho ăn vài hột cơm nguội cho đỡ đói. Sau thời gian nghỉ, nước nhì lại bắt đầu với cách thức như ở nước nhất.

2. Cách này cũng dùng lon đục ở đáy, nhưng đổ đầy nước rồi treo lên cho nước trong lon đổ xuống dần. Lúc nào lon hết nước là lúc đó được tính là dứt nước.

Qua nước hai, người ta lại đổ đầy nước vào lon và cho bắt đầu nước hai.

Hai cách đá nhang và nước rất công bằng về giờ giấc, đã được ông bà ta áp dụng từ ngàn xưa. Ngày nay dù đã có đồng hồ điện tử chính xác nhưng nhiều nơi đá gà vẫn áp dụng cách thức trên để tính hiệp đá của gà nòi.

Thế nào là cho nước gà?

Cho nước gà hay còn gọi là làm nước gà, có nghĩa là săn sóc con gà khi đá vừa xong hiệp.

Tranh thủ thời gian hai đối thủ nghỉ ngời dưỡng sức, chủ gà liền ôm gà ra ngoài lo làm nước cho gà được tươi tỉnh. Đây là cả một nghệ thuật, gần như gia truyền không đời nào ai chịu chỉ vẽ tường tận bí quyết cho nhau.

Chỉ cần năm mười phút nghỉ ngơi, nhưng người ta có thể làm cho con gà mệt ngất ngư với những thương tích trầm trọng bỗng trở nên tươi tỉnh và hung hăng trở lại như lúc sắp sửa vào trận! Phải nói đó là sự tài tình rất đáng khen.

Chuyên viên cho nước gà luôn mang kè kè theo bên mình một hộp đồ nghề gồm đủ thứ cần thiết như: Kim chỉ, củ nghệ già, ít lá ngải cứu, ít là trầu không, một ve rượu nhỏ để phun cho gà, một gói cơm nguội để gà ăn cầm chừng đỡ đói, cùng dao kéo…

Khi hết nhang con gà được trao sang tay người cho nước. Người này theo dõi trận đấu biết con gà đã bị thương ở đâu, nặng nhẹ thế nào và bắt đầu chữa trị. Tất nhiên, trước hết phải cho con gà tỉnh lại, sau đó mới may vá vết thương.

– Gà mệt cái đầu gục xuống thì ngậm lấy từng phần đầu của gà nút hết máu bầm rồi hà hơi cho ấm.

– Gà mệt, lạnh run, da tái mét thì lấy miệng mình ngậm từng miếng da cổ, da mình gà nút hết máu và cũng làm cho huyết mạch bên trong được lưu thông điều hòa, xong lại hà hơi khắp chỗ để thân gà được ấm áp lên.

– Gà bị đâm lủng bầu diều thì dùng kim chỉ may vài mũi tạm cho gà đủ sức tiếp tục trận chiến dang dở…

– Gà bị cắn, đá, đâm rách da hoặc rách mí mắt cũng được vá lại một cách khéo tay.

– Có khi gà bị đá rớt mỏ, thì cũng có cách sửa hay ghép lại.

– Gà gãy lông cánh, lông đuôi thì cũng dùng lông đó kết lại cho đủ bộ kịp thời.

Đá sao, đá cựa sắt, chồng thêm cựa giả cho gà để đá ăn tiền đó có phải nghệ thuật chơi đá gà không?
Dứt khoát, người xưa đá chỉ đơn thuần vì nghệ thuật, không có chuyện đá ăn tiền, loại cờ bạc đỏ đen.

Dĩ nhiên không trừ vào trường hợp lẻ tẻ “con gà tức nhau tiếng gáy, người ta tức nhau vì lời nói” nên mới thách đố nhau treo giải vài ba đồng bạc, hay một vài sào ruộng để lấy tiếng mà chơi.

Còn việc đá bằng dao, chồng thêm cựa giả sau này lại có cựa sắt dài cả tấc, tạo phương tiện cho hai gà đâm chém nhau chết trong nháy mắt để cá cược ăn tiền thì xin lỗi đó là trò chơi dã man, không văn mình chút nào. Hãy trả lại nghệ thuật đá gà về cho gà và cho người một điệu.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *